Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Hướng dẫn làm form C66a-HD

Hi các bạn,

Như vậy mình đã gời được 2 bài về các form bảng kêhướng dẫn mẫu D02-TS. Tiếp theo, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm mẫu C66a-HD (Danh sách người lao động đề nghỉ hưởng ốm đau). Đây là form C66a-HD
Trong form này có 3 mục: 
Mục 1: Bản thân ốm ngắn ngày:
Chỉ có lưu ý một số vấn đề như thế này:
1. Tiền lương tính hưởng BHXH: là tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (ví dụ nghỉ ốm tháng 4 thì tiền lương được tính của tháng 3).
2. Số ngày nghỉ thực tế trong tháng đó, ví dụ 26/01 - 30/01: 03 ngày. Số ngày được tính hưởng trợ cấp được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Tương tự cho ngày: 31/01 - 06/02, 06/02 - 13/02.
Lưu ý cột lũy kế từ đầu năm: là số ngày được cộng dồn trong 1 năm. Tham gia đóng BHXH < 15 năm thì nghỉ 30 ngày, 15 năm <= Thời gian đóng BHXH < 30 năm : được nghỉ 40 ngày, >30 năm được nghỉ 60 ngày trong 1 năm. Nếu làm việc trong môi trường độc hại theo danh mục do Bộ Lao động TB&XH & Bộ Y Tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0.7 trở lên thì cộng thêm 10 ngày cho mỗi trường hợp.
3. Số tiền: =  (Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc * 75% * Số ngày nghỉ được hưởng chế độ ốm đau) / 26 ngày.
(Các bạn lưu ý là mặc định chia cho 26 ngày nha, không phải căn cứ vào tháng nào chia số ngày trong tháng đó đâu).
Hồ sơ bao gồm: nhìn theo hình 
NOTES: Các bạn lưu ý vấn đề này: trong 1 tháng nếu người lao động nghỉ quá 14 ngày thì khi muốn làm nghỉ hưởng chế độ ốm đau các bạn phải báo giảm trên mẫu D02-TS (ghi chú là báo giảm nghỉ ốm) thì hồ sơ mới không bị trả lại nha. Mình đã gặp trường hợp này rồi.

Mục 2: Bản thân ốm dài ngày:


Khác nhau cơ bản của ốm dài ngày là Tỷ lệ % hưởng chế độ ốm đau được tính khác như sau:
Các bạn tham khảo điều 22, 23, 24 luật BHXH nha, mình trích lục ra những ý chính sau:

1. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần: mức hưởng là 75%.
2. Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
Hồ sơ bao gồm: nhìn theo hình 
Mục 3: Nghỉ trông con ốm:
Hồ sơ đi kèm thì tùy theo chỗ nha, giống như bên Tân Bình (chỉ cần trên mẫu C65-HD ghi rõ tên con, ngày sanh) số ngày nghỉ thì ko cần phải làm mẫu 5B-HSB). Các bạn xem hình nha:
Như vậy mình đã hướng dẫn xong mẫu C66a-HD ^^ gặp lại các bạn trong mẫu tiếp theo nha.
Have fun!!!

3 nhận xét:

  1. Hay Quá cảm ơn bạn nhiều nha

    Trả lờiXóa
  2. À cho mình hỏi tí, bên mình có 1 trường hợp làm việc từ tháng 03/2013 nhưng đến tháng 07/2013 mình mới truy thu thời gian đóng bảo hiểm cho họ từ tháng 3/2013- tháng 7/2013 hồ sơ đã nộp bảo hiểm xong . Mình muốn hỏi số tiền truy thu đóng từ tháng 3 đến tháng 7 thì có phải đóng 4.5% tiền BHYT không ? vì mình thấy bên BH hị làm thẻ BHYT có từ tháng 7 trở đi thôi . Thanks bạn ( Muamaivang@yahoo.com)

    Trả lờiXóa
  3. cho e hỏi với ạ. công ty e là công ty xây dựng.vừa rồi có trường hợp nghỉ ốm mổ cắt ruột thừa vào viện 30/11/2013 ra viên 5/12/2013 bác sĩ dặn nghỉ công tác thêm 10 ngày.tháng trc lúc nghỉ đóng 2.457.000 hệ số 2,34 tham gia bhxh t5/2012.
    Em mới ra trường nên chưa hiểu rõ ạ. mọi người làm giúp e mẫu C66a và cách tính tiền lương giúp e đc k ạ.thanks!

    Trả lờiXóa

© QuocNguyen